Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu và các tác động của nó được coi là một trong những thách thức lớn nhất mà chính phủ các nước, các doanh nghiệp và các công dân phải đối mặt trong hiện tại cũng như nhiều thập niên tới đây. Hệ quả các tác động này liên quan đến cả con người và các hệ tự nhiên và có thể dẫn đến các thay đổi đáng kể trong việc sử dụng nguồn lực, sản xuất và các hoạt động kinh tế chung.
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 đã đề ra nguyên tắc "những trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt", trong đó đặt ra những yêu cầu riêng về trách nhiệm của các nước phát triển. Tuy nhiên, trách nhiệm chung cũng là cam kết đã được chính các nước đang phát triển nhất trí nhằm ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, ngăn chặn trái đất nóng lên.
Hiện tại đây cũng không còn là khái niệm xa vời với các nhà sản xuất trên thế giới, cụ thể về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (tên gọi tắt tiếng Anh là CBAM) sẽ áp giá carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Việc áp giá carbon là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và đã được các nước thành viên của Liên minh nhất trí thực hiện từ tháng 12 năm ngoái.
Trong nỗ lực chung đó, Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp và kế hoạch để biến cam kết thành hành động, trong đó có việc thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh. Đây được coi là xu hướng tất yếu để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như đã cam kết, đồng thời đáp ứng các quy định quốc tế mới về giảm phát thải như cơ chế CBAM của EU.
Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (QCC) là đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án, chương trình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; quản lý chất lượng hàng hóa, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, thực hiện dịch vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu; kiểm định, chứng nhận hệ thống quản lý, sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, chống gian lận thương mại và phát triển thương hiệu;
Là đơn vị tiên phong, QCC đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp kiểm kê và lập báo cáo phát thải khí nhà kính để đáp ứng theo yêu cầu của Nghị định: 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn. Đặc biệt là các Doanh nghiệp thuộc diện kiểm kê phát thải khí nhà kính bắt buộc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua các hội thảo khoa học, QCC đã tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm kê theo các thông tư hướng đẫn và lập báo cáo theo biểu mẫu đã được ban hành, trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhận được sự hỗ trợ đồng thời cũng tuyên truyền phổ biên kiến thức cho doanh nghiệp và người dân nắm được những yêu cầu những quy định của Luật bảo vệ môi trường về ứng phó biến đổi khí hậu đã được ban hành.
Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang cho biết: "Theo các quy định văn bản pháp luật, các doanh nghiệp sẽ phải tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng báo cáo kiểm kê định kỳ 2 năm/lần từ năm 2024 trở đi, cũng như phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ năm 2023-2025 phù hợp với điều kiện kinh doanh của cơ sở. Do vậy ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải xây dựng các biện pháp giảm nhẹ, có lộ trình đầu tư công nghệ trước khi chính thức phải thực hiện từ năm 2026".
Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (QCC) cũng hướng dẫn cho các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2023-2025, trong đó năm 2023: cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính, năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần, năm 2025: hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; trước thời điểm 31/12/2025: phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026-2030, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý, Sở Tài nguyên và môi trường. Giai đoạn 2025-2030: giảm phát thải, trao đổi tín chỉ cacbon.