Thị trường carbon là gì? Hoạt động như thế nào?
22/05/2024 - 02:32 PM - 125 lượt xem
(TTQCC.VN) Thị trường tín chỉ carbon là nơi diễn ra các giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia. Đây là cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon.

Tín chỉ carbon (carbon credit)

Tín chỉ carbon (carbon credit) là chứng nhận đại diện cho quyền phát thải ra môi trường một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được quy đổi tương đương 1 tấn CO2 (CO2tđ). Một tấn CO2tđ được xem là 1 tín chỉ carbon. Đây là đơn vị mua bán trên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương. Tín chỉ carbon hay định mức carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác (CH4, NO2). Mỗi doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì cơ sở đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của thị trường carbon dựa trên nguyên tắc cung - cầu. Khi nhu cầu mua tín chỉ carbon tăng, giá tín chỉ carbon sẽ tăng và ngược lại. Có hai loại thị trường tín chỉ carbon chính:

Thị trường phát thải (emissions trading market):

Trong đó, các doanh nghiệp được cấp một số lượng tín chỉ carbon nhất định để phát thải. Nếu doanh nghiệp phát thải quá mức, họ sẽ phải mua thêm tín chỉ từ những doanh nghiệp khác.

Thị trường bù đắp (offset market):

Các doanh nghiệp mua tín chỉ carbon từ các dự án giảm phát thải, như trồng rừng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo.
Thị trường tín chỉ carbon xuất phát điểm từ Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu năm 1997 và được quy định cụ thể tại điều 6 Thỏa thuận Paris năm 2015. Thị trường tín chỉ carbon chỉ có hiệu quả, lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp và công bằng trên quy mô toàn cầu. Việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thể hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero), là bước cụ thể hóa cho những chính sách về giảm phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch phát thải, trao đổi tín chỉ carbon, tạo nguồn lực tài chính xanh. Thông qua thị trường carbon, các công ty hoặc cá nhân có thể bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua thêm hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.

Thị trường carbon có hai loại chính:

Thị trường carbon bắt buộc: Được tạo ra từ cam kết của các quốc gia trong công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định.
Thị trường carbon tự nguyện: Là nơi việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon diễn ra trên cơ sở tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.
Thị trường này hoạt động dựa trên cơ chế mua bán tín chỉ carbon, nơi mỗi tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2. Doanh nghiệp sở hữu tín chỉ carbon có quyền phát thải lượng CO2 tương ứng. Điều này tạo điều kiện cho các tổ chức có thể bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của mình bằng cách mua thêm hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị khác.
Việt Nam cũng đang hướng tới việc phát triển thị trường carbon, với tiềm năng lớn từ việc phát hành chứng chỉ carbon từ rừng và các dự án năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan.

>> Xem thêm: Kế toán carbon là gì? Kế toán khí nhà kính là gì?

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Trụ sở: Số 35-V5A khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Email: info@ttqcc.vn         Website: www.ttqcc.vn      Hotline: 097 669 6229