Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính lĩnh vức quản lý chất thải theo Thông tư 17/2022 -BTNMT
25/05/2024 - 11:13 AM - 52 lượt xem
(TTQCC.VN) Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ban hành quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải. Dưới đây là tóm tắt của Thông tư này:

 
Mục đích: Nhằm quy định cụ thể về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, và thẩm định nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đồng thời kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Phạm vi áp dụng: Thông tư này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong lĩnh vực quản lý chất thải và các cơ sở xử lý chất thải.
Quy định kỹ thuật: Thông tư cung cấp các quy định kỹ thuật chi tiết cho việc đo đạc, báo cáo, và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công Thương được quy định cụ thể trong Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

1. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cho từng hoạt động phát thải khí nhà kính cấp cơ sở 

1.1. Danh mục nguồn phát thải khí nhà kính của cơ sở 

  • Phát thải từ hoạt động vận tải
  • Phát thải từ phân loại – trạm trung chuyển - tái chế
  • Phát thải từ phân hủy kỵ khí
  • Phát thải từ ủ phân hữu cơ
  • Phát thải từ sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác (RDF)
  • Phát thải từ xử lý cơ học – sinh học
  • Phát thải từ chôn lấp chất thải

1.2. Phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính cho các cơ sở

Phát thải từ hoạt động vận tải 
  • Phát thải từ sử dụng nhiên liệu (đơn vị: lít)
  • Phát thải từ sử dụng nhiên liệu (đơn vị: tấn)
  • Phát thải từ sử dụng điện năng
  • Phát thải từ phương tiện và mức tiêu thụ trung bình (vận tải đường bộ)
  • Cân bằng tổng
Phát thải từ phân loại – trạm trung chuyển - tái chế
  • Phát thải từ các cơ sở đốt cố định và thiết bị di động (Tính toán từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3)
  • Phát thải trực tiếp từ chất làm lạnh/hợp chất fluorocarbon
  • Phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt 
  • Cân bằng tổng 
Phát thải từ phân hủy kỵ khí 
  • Phát thải trong quá trình xử lý kỵ khí: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ (Tính toán dựa trên lợi suất khí sinh học, tính toán dựa trên hệ số phát thải mặc định, tổng lượng phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ), phát thải N2O trực tiếp.
  • Phát thải từ các quá trình đốt khí sinh học 
  • Phát thải từ đốt nhiên liệu: Phát thải từ các cơ sở đốt cố định và thiết bị di động (Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3), phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt.
  • Cân bằng tổng 
Phát thải từ ủ phân hữu cơ
  • Phát thải trong quá trình ủ phân hữu cơ (Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ, phát thải trực tiếp N2O).
  • Phát thải từ tiêu thụ năng lượng: Phát thải từ các cơ sở đốt cố định và thiết bị di động (Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3), phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt.
  • Cân bằng tổng
Phát thải từ sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác
  • Phát thải từ các cơ sở đốt cố định và thiết bị di động (Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3, phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt).
  • Cân bằng tổng
Phát thải từ xử lý cơ học – sinh học (MBT)
  • Phát thải từ tiêu thụ năng lượng: Phát thải từ các cơ sở đốt cố định và thiết bị di động (Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3, phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt).
  • Phát thải từ sấy khô sinh học: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ, phát thải trực tiếp  N2O, phát thải trực tiếp từ xử lý sấy khô.
  • Phát thải từ xử lý ổn định: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ, phát thải trực tiếp  N2O, phát thải trực tiếp từ xử lý ổn định.
  • Phát thải từ ủ phân hữu cơ: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ, phát thải trực tiếp  N2O, phát thải trực tiếp từ ủ phân hữu cơ.
  • Phát thải từ phân hủy kỵ khí: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ (Tính toán từ lợi suất của khí sinh học, tính toán từ hệ số phát thải mặc định, phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ), phát thải trực tiếp  N2O, phát thải từ đốt khí sinh học, phát thải trực tiếp từ rác được xử lý kỵ khí.
  • Phát thải từ tinh xử lý tinh lọc: Phát thải trực tiếp CH4 và CO2 từ rác hữu cơ, phát thải N2O trực tiếp, phát thải trực tiếp từ rác được xử lý tinh lọc.
  • Cân bằng tổng
Phát thải từ chôn lấp chất thải
  • Tính toán từ mô hình đã có
  • Tính toán từ thiết kế mô hình nội bộ
  • Phát thải từ đối khí tại bãi chôn lấp: Phát thải từ đốt khí CH4 không hoàn toàn, phát thải từ đốt CO2 trong rác hữu cơ.
  • Phát thải từ tiêu thụ năng lượng tại địa điểm: Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3, phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt.
  • Cân bằng tổng
Phát thải từ xử lý nhiệt
  • Phát thải trực tiếp trong quá trình xử lý nhiệt: Phát thải CO2 theo lượng rác thiêu hủy, phát thải CO2 từ giám sát đốt khí thải, phát thải N2O trực tiếp, các khí nhà kính khác.
  • Phát thải từ tiêu thụ năng lượng: Phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo tấn, phát thải từ sử dụng nhiên liệu theo m3, phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc sử dụng nhiệt.
  • Cân bằng tổng

2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

2.1. Ranh giới hoạt động phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

  • Hoạt động
  • Nguồn phát thải trực tiếp
  • Nguồn phát thải gián tiếp
  • Các nguồn giảm phát thải
  • Phát thải CO2 có nguồn gốc sinh học

2.2. Biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động phát thải khí nhà kính cấp  cơ sở

  • Hoạt động vận tải: Tính toán từ nhiên liệu được mua, mua bán điện, quãng đường di chuyển của các phương tiện.
  • Phân loại – Vận chuyển – Tái chế: Ước tính từ lượng nhiên liệu, phát thải trực tiếp từ việc tháo dỡ các thiết bị làm lạnh, khí flo thoát ra từ các thiết bị điện tử (WEEE), phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện hoặc nhiệt.
  • Phát thải từ phân hủy yếm khí: Quá trình phát thải, phát thải do đốt sinh khối, phát thải do tiêu thụ nhiên liệu.
  • Ủ phân: Phát thải từ quá trình ủ phân trực tiếp, phát thải do tiêu thụ năng lượng.
  • Phát thải từ sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác: Tính toán từ lượng nhiên liệu, phát thải gián tiếp từ mua hoặc tiêu thụ điện, nhiệt.
  • Xử lý cơ học – sinh học: Phát thải do tiêu thụ năng lượng, sấy khô sinh học, ổn định hóa, ủ phân hữu cơ sau khi xử lý cơ học, phân hủy kỵ khí, phát thải từ các lò đốt khí sinh học, tinh chế.
  • Chôn lấp chất thải rắn: Phát thải dựa trên đốt khí sinh học, phát thải từ tiêu thụ năng lượng.
  • Xử lý nhiệt: Các khí nhà kính trong quá trình xử lý, phát thải từ tiêu thụ năng lượng.
>> Xem thêm: Dịch vụ lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho Doanh nghiệp
>> Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Trụ sở: Số 35-V5A khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Email: info@ttqcc.vn         Website: www.ttqcc.vn      Hotline: 097 669 6229