Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Hội nghị - Hội thảo

KHÁI NIỆM KHÍ NHÀ KÍNH

29/07/2022 267 lượt xem

Hiện nay, có lẽ khi làm việc với các Doanh nghiệp, đặc biệt các Chuỗi cung ứng (Supply Chains) của một số Nhãn hàng toàn cầu, chúng ta sẽ thường được nghe nhắc đến một số thuật ngữ chuyên ngành như “Biến đổi khí hậu”, “Kiểm kê” và “Khí nhà kính“. Và một số câu hỏi thường xuyên được đặt ra như: “KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?”, “TẠI SAO và KHI NÀO nên thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính?” là một trong số các câu hỏi quan trọng nhất mà đại đa số các doanh nghiệp thường đặt ra với lĩnh vực này. 

1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHÍ NHÀ KÍNH LÀ GÌ?

Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu và các tác động của nó được coi là một trong những thách thức lớn nhất mà chính phủ các nước, các doanh nghiệp và các công dân phải đối mặt trong hiện tại cũng như nhiều thập niên tới đây. Hệ quả các tác động này liên quan đến cả con người và các hệ tự nhiên và có thể dẫn đến các thay đổi đáng kể trong việc sử dụng nguồn lực, sản xuất và các hoạt động kinh tế chung (theo ISO 14064-1).

Xu hướng tiến đến mục tiêu ngăn ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với vấn đề toàn cầu này là không thể tránh khỏi. Chính phủ các nước cũng như khách hàng (nhãn hàng, người tiêu dùng) đã và đang đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm khía cạnh hiệu quả năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính (KNK).

Hình: Khói thải công nghiệp

KHÍ NHÀ KÍNH (KNK) là thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra. 

KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất Hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sufua hexaflorit (SF6). Ngoài ra, đơn vị thống kê KNK được sử dụng chính là Cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent), được ký hiệu là CO2e.

Do đó, để thích ứng với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động phát thải KNK của mình để đảm bảo thành công lâu dài trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, đồng thời để chuẩn bị tốt cho việc ĐÁP ỨNG CÁC CHÍNH SÁCH KHÍ HẬU CỦA CÁC NHÃN HÀNG QUỐC TẾ, QUỐC GIA HOẶC KHU VỰC.

Các tổ chức có tư duy tiến bộ đã bắt đầu TỰ NGUYỆN kiểm kê KNK và tuyên bố kết quả phát thải KNK với mục đích như quản lý rủi ro, giảm chi phí, bảo vệ thương hiệu và thu hút nguồn vốn đầu tư có trách nhiệm với xã hội.

2. TẠI SAO NÊN THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH?

Một số lợi ích của việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính có thể được liệt kê như sau:

Chi tiết của từng lợi ích từ hoạt động Kiểm kê KNK nêu trên cụ thể được liệt kê như sau:

3. KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH?

“Khi nào nên thực hiện Kiểm kê KNK?” có lẽ cũng chính là câu hỏi được quan tâm nhất của các Doanh nghiệp. ENERTEAM xin giải đáp một số thông tin liên quan đến câu hỏi này như sau:

3.1 Kiểm kê Khí nhà kính theo QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

3.1.1 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14)

– Kể từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính.

Theo Mục 7,  Điều 91, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có quy định như sau:

“Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

c) Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.

3.1.2 Theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC

– Theo Mục 2, Điều 10, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoản có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 đề cập nội dung báo cáo về phát thải khí nhà kính trong Báo cáo thường niên áp dụng cho công ty đại chúng như sau:

“Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán”.

– Ngoài ra, tại Mục 6 phần II Phụ lục IV có nêu thêm các quy định liên quan đến báo cáo gồm:

“Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty/ Environment-Social-Governance (ESG) Report of the Company“

 Tác động lên môi trường:

  • Tổng phát thải khí nhà kính (GHG) trực tiếp và gián tiếp/Total direct and indirect GHG emission

  • Các sáng kiến và biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính/ Measures and initiatives to reduce GHG emission.

Mục 6 phần II Phụ lục này, công ty có thể lập riêng thành Báo cáo phát triển bền vững, trong đó các mục 6.1, 6.2 và 6.3 không bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (QCC) là đơn vị có chức năng nhiệm vụ thực hiện dịch vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực, QCC hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, lập báo cáo theo đúng tiến độ được quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở: Số 35-V5A khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Số điện thoại: 02466 539 261                 Hotline: 097 669 6229   

Email: info@ttqcc.vn                              Website: www.ttqcc.vn

Gửi yêu cầu tư vấn
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô có dấu (*) ở form bên dưới. QCC sẽ tiếp nhận và tư vấn cho bạn trong vòng 24h. Cảm ơn bạn!
ĐĂNG KÝ NGAY

Các dịch vụ khác

Xem thêm