Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Hội nghị - Hội thảo

ISO 22000

23/07/2022 213 lượt xem

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

Tiêu chuẩn này có liên hệ bao gồm ISO 9001:2015 và HACCP. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19/06/2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FMS).

Đối tượng áp dụng ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:

  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…

Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMPHACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
  • Giảm chi phí bán hàng
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
  • Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000).

ISO 22000 được xây dựng trên nền tảng là nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” kết hợp với các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 được áp dụng cho các chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và cung ứng.

4 bước thực hiện áp dụng ISO 22000:2018

ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện để xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách an toàn thực phẩm và có mục tiêu an toàn thực phẩm cho từng năm, cần đảm bảo những chính sách mục tiêu được đề ra phải được áp dụng vào cơ chế sản xuất và phải được phổ biến tới toàn bộ doanh nghiệp.

Bước 2: Doanh nghiệp cần thành lập ban An toàn thực phẩm và chỉ định người có kiến thức và kinh nghiệm về thực phẩm để xây dựng các chương trình tiên quyết (điều kiện nhà xưởng, điều kiện vệ sinh), xác định và phân tích các mối nguy mất an toàn thực phẩm, xây dựng biện pháp phòng ngừa và vận hành áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.

Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch HACCP (kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm) và hướng dẫn đã được thiết lập thì doanh nghiệp phải định kỳ đánh giá nội bộ để giám sát và đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập -> sau đó kết quả được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (hoạt động xem xét của lãnh đạo).

Bước 4: Đánh giá chứng nhận bởi tổ chức độc lập

Thủ tục chứng nhận ISO 22000

Quy trình chứng nhận của Văn phòng chứng nhận Quốc tế thực hiện qua các bước sau. Các bước thực hiện đảm bảo việc chứng nhận mang tính khách quan, đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu về HACCP, quy trình quản lý

Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu

Bước 5: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000.

3 yêu cầu cơ bản của chứng nhận hệ thống

  1. Trao đổi thông tin: Việc trao đổi thông tin với khách hàng, cũng như những nhà cung ứng; về xác định những mối nguy và những biện pháp kiểm soát. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Có lẽ đây chính là điều kiện tiên quyết mà tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm; cần phải đáp ứng để có thể nhận được chứng nhận ISO 22000.
  2. Quản lý hệ thống: Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thiết lập, vận hành và cấp nhất hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Dựa trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và những hoạt động quản lý chung của tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ mang đến lợi ích tối đa nhất; không chỉ cho tổ chức, doanh nghiệp mà còn cả các bên có liên quan. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng riêng lẻ. Hoặc tích hợp cùng ISO 9001 khi quản lý điều hành tại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
  3. Những chương trình tiên quyết: Đây là những điều kiện cơ bản và là hoạt động cần thiết. Để có thể duy trì môi trường vệ sinh xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những điều kiện và hoạt động này sẽ phải phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh; sử dụng và mang đến sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng và người tiêu dùng.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) để cho phép một tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm:

  • Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến;
  • Chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu luật định về an toàn thực phẩm;
  • Chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng;
  • Trao đổi thông tin về các vấn đề ATTP một cách có hiệu lực với các bên quan tâm;
  • Đảm bảo tổ chức phù hợp với các chính sách an toàn thực phẩm đã công bố;
  • Chứng minh sự phù hợp với các bên quan tâm;

Lợi ích khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000:2018

1. Xây dựng niềm tin và thương hiệu sản phẩm an toàn

Có niềm tin của khách hàng và đối tác về chất lượng sản phẩm/dịch vụ vì doanh nghiệp đã thiết lập được một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó khách hàng có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt, thực phẩm được kiểm soát điều kiện vệ sinh trong chế biến, các mối nguy gây mất an toàn đối với sức khỏe người dùng được kiểm soát và ngăn ngừa.

2. Tạo lợi thế cạnh tranh

Sản phẩm dịch vụ khi được đưa ra thị trường có dấu hiệu chứng nhận ISO 22000:2018 là cơ sở cho người tiêu dùng, nhà phân phối nhận diện về chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn so với các sản phẩm không có dấu hiệu nhận diện.

3. Giảm chi phí kiểm nghiệm và công bố chất lượng

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì đối với sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Miễn thủ tục công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất.
  • Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

4. Cung cấp phương pháp làm việc tốt

Đối với nội bộ doanh nghiệp thì các cán bộ quản lý và nhân viên sẽ được cung cấp một phương pháp làm việc tốt (do có các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc đã được chuẩn hóa), hiểu rõ công việc của mình phải làm là gì? Hiểu rõ những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm tại từng công đoạn và biện pháp để phòng ngừa mối nguy đó không phát sinh, hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

 

 

 

Gửi yêu cầu tư vấn
Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô có dấu (*) ở form bên dưới. QCC sẽ tiếp nhận và tư vấn cho bạn trong vòng 24h. Cảm ơn bạn!
ĐĂNG KÝ NGAY

Các dịch vụ khác

Xem thêm